Kinh tế tập thể, hợp tác xã phục hồi và phát triển, đạt mục tiêu năm 2022
Năm
2022, kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19 và hầu hết các nước dần
mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu gặp khó khăn do xung đột chính
trị và dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại cùng với chính sách Zero-covid tại
Trung Quốc; giá cả hàng hóa và lạm phát tăng mạnh; tác động tiêu cực đến sức
cầu, cung ứng và chuỗi sản xuất; gây ra những rủi ro, thách thức, bất ổn kinh
tế toàn cầu; điều chỉnh dự báo hạ thấp tăng trưởng kinh tế thế giới, kể cả một
số nền kinh tế lớn trong năm 2022 so với những dự báo trước đây.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh
của HTX, LHHTX, THT trên địa bàn cả nước phục hồi
Năm 2022, cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện hiệu quả
chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu, cả 03 khu vực (nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ) của nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh, tăng trưởng GDP
ước đạt 8%, (vượt mục tiêu đề ra 6-6,5%); kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định,
lạm phát được kiểm soát ở mức khoảng 4%; thu ngân sách nhà nước vượt 14% kế
hoạch đề ra và tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu đạt khoảng
13,4% và tiếp tục xuất siêu, tiêu dùng phục hồi nhanh với doanh thu bán lẻ tăng
khoảng 15-16%; an ninh năng lượng và an ninh lương thực, thực phẩm được bảo
đảm; an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm
1%.

Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam, về tình hình phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), liên hiệp hợp
tác xã (LH HTX), năm 2022, cả nước thành lập mới là 2.187 HTX (trong đó, thành
lập mới 1.723 HTX nông nghiệp, chiếm 78,8%; 464 HTX phi nông nghiệp, chiếm
21,2%). 28 tỉnh, thành phố có số lượng HTX thành lập mới cao hơn năm 2021; 38
tỉnh, thành phố có số lượng thành lập mới đạt và vượt kế hoạch năm 2022. thành
lập mới 3.531 THT. Các THT thu hút 1,8 triệu thành viên là hộ gia đình (bình quân
15 thành viên/THT); doanh thu bình quân của 294,8 triệu đồng/năm/HTX. 17 LHHTX
được thành lập (tăng 6 LHHTX (6%) so với năm 2021), đều có phương án sản xuất,
kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị giữa các HTX, doanh nghiệp (chủ yếu là tiêu
thụ sản phẩm). Các LHHTX thu hút 750 thành viên (bình quân 6 HTX/LHHTX), tạo
việc làm cho 39.750 lao động (bình quân 318 lao động/LHHTX).
Về tình hình hoạt động phân theo ngành, lĩnh vực, đến nay, cả
nước có 29.021 HTX (19.395 HTX nông nghiệp (66,9%); 2.448 HTX CN-TTCN (8,44%);
2.329 HTX TMDV (8,03%); 1.662 HTX GTVT (5,73%); 877 HTX xây dựng (3,02%); 554
HTX môi trường (1,9%); 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân (4,0%); 575 HTX lĩnh vực
khác (1,98%)); có 123.241 THT; trong đó 73.204 THT nông nghiệp (chiếm 59,4%) và
50.037 THT phi nông nghiệp (chiếm 40,6%). Hiện có 125 LHHTX (92 LHHTX nông
nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tổng hợp, 04 LHHTX CN-TTCN, 4
LHHTX GTVT, 05 LHHTX TMDV, 02 LHHTX xây dựng và 01 LHHTX khác).

Theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, phát triển
KTTT, HTX phục hồi và phát triển, đạt mục tiêu năm 2022. Số lượng HTX, LHHTX,
THT thành lập mới và hộ cá thể, cá nhân tham gia thành viên tăng ở tất cả các
tỉnh, thành phố, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn; một số sáng
lập viên trẻ khởi nghiệp qua mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các loại hình HTX, LHHTX, THT trên địa
bàn cả nước phục hồi dần vào cuối quý II, phát triển ổn định trong quý III và
IV; hầu hết hoạt động ổn định trở lại, phát triển và có doanh thu, lợi nhuận
khá; cho thấy mô hình kinh tế tập thể phù hợp với nhu cầu tổ chức sản xuất của
người dân, phục vụ sản xuất kinh doanh bền vững và thực hiện hiệu quả chương
trình hành động phục hồi kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều loại hình HTX phục hồi nhờ mạnh dạn thay đổi
phương thức sản xuất và quản trị truyền thống; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản
xuất; nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển mở rộng gắn
với quy hoạch vùng sản xuất; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ thành viên;
đẩy mạnh liên kết phát triển mạnh trong cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu
thụ sản phẩm đầu ra; liên kết giữa các thành viên và các HTX, doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế...
Năm 2023, kinh tế tập
thể, HTX phát triển năng động, hiệu quả, bền vững
Dự báo năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục
biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022; lạm phát duy
trì ở mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo
dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng tại nhiều khu
vực và quốc gia, làm suy giảm sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực; đứt gãy nhiều
chuỗi giá trị; khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, thất nghiệp gia tăng
dẫn đến nguy cơ mất ổn định xã hội và chính trị ở một số nước,...
Mục tiêu trong năm 2023, kinh tế tập thể
(KTTT), HTX phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, tăng về số lượng, quy mô,
chất lượng, hiệu quả; đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành,
nghề, lĩnh vực; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn
với chuỗi giá trị, chú trọng phát triển sản phẩm, chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn,
chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; thu hút ngày
càng nhiều cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn nông thôn và thành thi tham gia HTX, THT;
nâng cao thu nhập và đời sống của các thành viên; phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, ổn định xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi
trường.

Nhiệm vụ đặt ra cho tình hình phát
triển KTTT, HTX năm 2023 đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp
với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn
mới để đạt được mục tiêu phát triển KTTT, HTX nhanh, hiệu quả và bền vững; quan
tâm phát triển cả HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp; Phát triển KTTT, HTX
gắn với kết luận số 45-KL/TW ngày 17/1/2022 của Ban chấp hành Trung ương xác
định tổ chức không gian phát triển vùng theo 06 vùng kinh tế xã hội.
Cùng với đó, mở rộng thành viên, đa dạng hoá
thành viên, đẩy mạnh thu hút hộ cá thể tham gia HTX, THT; phát triển số lượng,
qui mô, chất lượng và hiệu quả; HTX, LHHTX, THT nâng cao năng lực quản trị, đào
tạo nghề cho người lao động và thành viên gắn với sản phẩm của HTX. Các HTX,
LHHTX nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo quy định
của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ lợi ích của thành viên huy
động các nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút hộ gia đình, cá
nhân và các tổ chức khác tham gia thành viên, nhất là địa bàn nông thôn; đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực quản trị phù hợp với chức danh
cán bộ của HTX;...
Nguồn: vca.org.vn