Nghị quyết về phát triển hợp tác xã nông nghiệp: HTX nông nghiệp là mô hình kinh tế xã hội quan trọng ở nông thôn
Tính đến hết tháng 12/2022, cả nước có 19.431 HTX nông nghiệp, chiếm khoảng 67% tổng số HTX trong các lĩnh vực,
thu hút gần 3,8 triệu thành viên tham gia, trong đó chủ yếu là các hộ nông dân.
Nghị quyết nêu rõ, phấn đấu đến năm 2025,
số lượng HTX nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% trở lên
trong tổng số HTX nông nghiệp cả nước.
Các
HTX nông nghiệp từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong phát triển chuỗi
giá trị liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; là tiền đề quan trọng
thúc đẩy hình thành các tổ hợp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản quy mô vừa
và nhỏ tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
Tuy nhiên, HTX nông nghiệp chưa phát huy tốt vai trò tổ chức, nâng cao
chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các dịch vụ sơ chế,
chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hiệu
quả hoạt động chưa cao.
Nguyên nhân chính là do còn nhiều HTX nông nghiệp quy mô nhỏ, trình độ,
năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là năng lực của
người đứng đầu còn hạn chế; chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX nông
nghiệp còn bất cập, hạn chế và phân tán trong triển khai chính sách.
Trong thời gian tới, để HTX nông nghiệp phát triển mạnh
mẽ, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn bền vững, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 về
phát triển HTX nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới.
Theo
Nghị quyết, mục tiêu đến năm 2025 là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
HTX nông nghiệp theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển HTX nông
nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri
thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
tham gia, đưa HTX nông nghiệp trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan
trọng ở khu vực nông thôn.
Nghị quyết nêu rõ, phấn đấu đến năm 2025, số lượng HTX nông
nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% trở lên trong tổng số HTX
nông nghiệp cả nước.
Xây dựng ít nhất 300 mô hình HTX nông nghiệp điển hình hoạt động
hiệu quả, có nhiều thành viên tham gia; doanh thu bình quân/HTX nông
nghiệp đạt từ 05 tỷ đồng/năm trở lên; phù hợp với điều kiện, yêu cầu sản
xuất kinh doanh ở mỗi địa phương, ngành hàng.
Nghị quyết cũng yêu cầu mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh,
thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã; vận động từ 40 -
45% tổng số hộ nông, lâm, ngư nghiệp tham gia thành viên HTX nông nghiệp.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có trên
3.000 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.
Đồng thời, có khoảng 30% cán bộ quản lý HTX nông nghiệp (Ban giám
đốc, thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) được đào tạo nghề giám đốc
HTX nông nghiệp theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các cơ sở đào tạo khác; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán
bộ nữ tham gia quản lý, điều hành HTX nông nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Nghị quyết yêu cầu xây dựng mô hình
HTX nông nghiệp phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc
thù từng lĩnh vực, ngành hàng và vùng, miền, địa phương
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung nguồn
lực đầu tư, xây dựng tối thiểu 05 mô hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển
bền vững, hiệu quả, phù hợp với vùng, miền, địa phương. Ưu tiên hỗ trợ phát
triển mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, hoạt động hiệu quả, gắn với vùng sản xuất sản
phẩm chủ lực.
Đồng thời, Nghị quyết yêu cầu rà soát, nắm bắt, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển HTX nông nghiệp. Triển khai có hiệu quả chính sách ưu đãi về đất đai đối với HTX nông
nghiệp; tạo điều kiện
thuận lợi cho HTX nông nghiệp thuê đất ổn định, lâu dài, phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ.
Bên
cạnh đó, Nghị quyết yêu cầu lồng ghép nội dung hỗ trợ HTX nông nghiệp vào các
chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; xây dựng
mô hình HTX nông nghiệp điển hình; bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển HTX nông
nghiệp; Đào tạo, tập
huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực quản trị cho cán bộ quản lý, thành
viên HTX nông nghiệp.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu tạo điều kiện, hỗ trợ
nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn tài chính hợp pháp khác hỗ trợ
phát triển HTX nông nghiệp.
Nâng
cao chất lượng dịch vụ công hỗ trợ phát triển HTX nông
nghiệp về cấp mã
số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng khoa học công
nghệ, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hiểm nông nghiệp,
thích ứng biến đổi khí hậu và các dịch vụ công khác theo quy định của pháp
luật...
Nguồn: vnbusiness.vn